Oberlo: Top 10 xu hướng Social Media Marketing tiếp tục bùng nổ trong năm 2021

Social Media Marketing (Truyền thông Mạng xã hội) vẫn tiếp tục là một trong những chiến lược Marketing trọng điểm đối với doanh nghiệp ngành thương mại điện tử năm 2021.

Hoạt động này bản chất không dừng lại ở việc tạo một tài khoản Facebook hay Instagram và ngồi đợi khách hàng tìm thấy bạn. Để chủ động tiếp cận và gia tăng lượng khách hàng, doanh nghiệp cần biết người dùng mạng xã hội đang quan tâm và bị thu hút bởi những xu hướng nào. Dưới đây là 10 xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội 2021 do Haravan dịch & biên soạn lại, bạn nên cân nhắc để cải tiến chiến lược thương hiệu sắp tới.

Nội dung chính

Memes và tốc độ lan rộng nhanh chóng

Bạn không cần phải biết quá nhiều về trend trên mạng xã hội hay dành nhiều thời gian cho nó, nhưng chắc chắn bạn đã từng thấy hoặc biết đến memes.

Từ 8/2019 – 7/2020, lượt sử dụng và bàn luận về memes tăng từ 19,8 triệu đến 24,9 triệu, tương đương 26% chỉ trong một năm (Talkwalker, 2020).

Từ 8/2019 – 7/2020, lượt sử dụng và bàn luận về memes tăng từ 19,8 triệu đến 24,9 triệu, tương đương 26% chỉ trong một năm.

Tình hình COVID-19 trên thế giới đã và vẫn đang diễn biến phức tạp, điều này tạo điều kiện cho các trang mạng xã hội phát triển hơn. Có đến 88,1% người dùng ở Mỹ cho biết, họ đã dành ít nhất nửa giờ trên mạng xã hội mỗi ngày trong đại dịch. COVID-19 và những hậu quả mà nó mang lại được dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2021. Vì thế, memes vẫn sẽ là xu hướng trên các phương tiện truyền thông xã hội khi có thể nhanh chóng lan toả thông điệp vui nhộn, hài hước và truyền cảm hứng cho người dùng.

Doanh thu tăng trưởng từ Social Media Videos

Video được mọi người ưa chuộng cả trước khi đại dịch diễn ra. Do đặc tính nhanh chóng và sinh động, người dùng thích xem video hơn là đọc một bài viết hoặc xem một tấm hình. Đặc biệt, livestream đang là một lĩnh vực có những tăng trưởng vượt bậc. Với giá trị thị trường khổng lồ là 42,9 tỉ USD vào năm 2019, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ tăng trưởng 20,4% từ năm 2020 đến năm 2027 (Grand View Research, 2020). Trên thị trường, Alibaba đang có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo những người có ảnh hưởng (Influencer) chuyên về quay video để thu hút và bán hàng qua AliExpress. Instagram cũng đang tối ưu hoá hình thức video của mình, từ livestream, video dạng dài (IGTV) cho đến các clip ngắn. Để tạo điều kiện và khuyến khích mọi người sáng tạo nội dung qua video, Instagram cho phép hiển thị quảng cáo với các IGTV với 55% doanh thu thuộc về người dùng (SCMP, 2020).

Điều đó cho thấy video sẽ còn được phát triển dưới nhiều cách khác nhau và doanh nghiệp nào tiếp cận càng sớm, càng có khả năng tăng trưởng doanh thu.

Nguồn: Jeff Bullas

TikTok tham gia vào đường đua mạng xã hội

Nếu bạn muốn theo kịp xu hướng mạng xã hội mới nhất thì có một vài nền tảng khác mà bạn cần phải tìm hiểu, biết đâu điều đó sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu, như Tiktok. Tiktok đặc biệt nổi lên và phát triển trong thời gian đại dịch bùng nổ, tại Việt Nam lẫn trên thế giới. Thời gian mọi người dành cho TikTok đã tăng 210% so với cùng kỳ vào năm 2019 (App Annie, 2020).

Đây đều là những dấu hiệu cho thấy các thương hiệu nên xem xét việc đưa Tiktok vào kế hoạch Marketing năm 2021 của mình.

Social Media Stories trở thành một phần trong hoạt động sử dụng mạng xã hội

Facebook, Zalo, Instagram và rất nhiều nền tảng liên tục nâng cấp tính năng tạo stories để người dùng có thể đăng những câu chuyện của họ và để nó tồn tại trong vòng 24 giờ. Về Instagram Stories, lượng người dùng hoạt động hàng ngày đã tăng gấp 5 lần từ 100 triệu vào năm 2016, lên 500 triệu vào năm 2019. Đối với Facebook Stories, lượng người dùng hoạt động hàng ngày tăng hơn gấp ba lần, từ 150 triệu vào năm 2018 lên 500 triệu vào năm 2019 (TechCrunch, 2019). Với sự nhanh chóng, tiện lợi của tính năng này, ngày càng nhiều người ưa thích việc chia sẻ và tương tác qua stories. Lượt tiếp cận thông qua stories đôi khi còn cao hơn qua chính bài đăng trên Fanpage của bạn. Vì thế, hãy nghĩ đến việc hiện diện trong stories của khách hàng trong năm 2021.

Thông tin sai lệch (Digital Disinformation) – Vấn đề nan giải vẫn còn đang tiếp diễn

Thời gian mọi người dành cho TikTok đã tăng 210% so với cùng kỳ vào năm 2019 (App Annie, 2020).

Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi”. Bạn có thể bị ảnh hưởng và mất lòng tin bởi những thông tin sai lệch, làm theo những hướng dẫn vô căn cứ hoặc mua sản phẩm không chất lượng, khách hàng của bạn cũng thế!

Thống kê mới nhất cho thấy thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông xã hội đã gia tăng kể từ tháng 2/2020 (Talkwalker, 2020). Điều này được thể hiện rõ nhất qua COVID-19, khi người dùng tin vào mọi thông tin mình nhận được trên mạng xã hội, mà không cần kiểm chứng. Một số nền tảng truyền thông xã hội có các biện pháp chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch. Như Twitter đã thêm nhãn cảnh báo vào các tweet bao gồm nội dung “tổng hợp và bị thao túng”. Những thông tin sai lệch có tốc độ lan truyền nhanh chóng hơn bao giờ hết và gián tiếp ảnh hưởng đến chiến lược thu hút khách hàng của bạn. Vì thế, bài toán tạo niềm tin và xây dựng khách hàng trung thành cần được chú trọng trong xu hướng này.

Social Commerce (Thương mại qua mạng xã hội) – Hướng đi đầy tiềm năng trong tương lai

Nếu như trước đây, truyền thông mạng xã hội là đề tài bàn luận và trò chuyện của bạn, thì giờ đây nó đã chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ khi có thể tác động đến quyết định mua sắm của hầu hết người dùng.

Theo một kết quả khảo sát, 55,2% Gen Z ở Mỹ cho biết các đơn hàng thời trang gần đây mà họ thanh toán là nhờ vào truyền thông trên mạng xã hội. Thế hệ Millennials cũng chịu tác động bởi những nội dung trên Facebook, Instagram hoặc TikTok, có 50,6% người dùng đã mua một món đồ thời trang trực tuyến sau khi xem quảng cáo qua mạng xã hội. Có thể nói rằng, mạng xã hội đã tác động đến hơn hơn một nửa số người dùng Internet trong độ tuổi từ 14-34 gần đây. Theo thống kê của Harasocial, tại Việt Nam, tỷ lệ chuyển đổi có được từ Referral Marketing trên Social Commerce cao hơn 30% và có giá trị vòng đời khách hàng cao hơn 16% so với những kênh quảng cáo khác.

Tính xác thực trong nội dung – Yếu tố giữ chân khách hàng của bạn

Thống kê cho thấy 90% người tiêu dùng ngày nay ưu tiên tính xác thực của các thương hiệu, con số này đạt 86% vào năm 2017.

Nội dung có tính xác thực cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thương hiệu, nó sẽ giúp khách hàng quyết định có nên ủng hộ và yêu thích doanh nghiệp hay không. Tính xác thực còn ảnh hưởng quan trọng đối với tệp khách hàng trẻ – Gen Z & Millennials, nhóm quan tâm đến hình ảnh, tính thực tế, chính xác của nội dung mà thương hiệu truyền tải. Thống kê cho thấy 90% người tiêu dùng ngày nay ưu tiên tính xác thực của các thương hiệu, con số này đạt 86% vào năm 2017 (Stackla, 2019).

Vì thế, bạn cần quan tâm đến việc những thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải có đáp ứng đúng những gì mà khách hàng của bạn chú trọng hay không trong thời gian tới.

Mạng xã hội được định vị trở thành một công cụ tìm kiếm

Thống kê cho thấy 43% người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh sản phẩm thông qua các mạng xã hội (GlobalWebIndex, 2019). Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm sản phẩm trên mạng xã hội thường xuyên hơn thế hệ lớn tuổi hơn. Ngày nay, mạng xã hội đã là một phần quan trọng trong hành trình mua hàng của người dùng. Các thương hiệu mới cũng dễ dàng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng hơn qua quảng cáo trên mạng xã hội. Nhìn chung, tối ưu hoá nội dung để tăng khả năng tìm kiếm của khách hàng là một bài toán mới của doanh nghiệp.

Nguồn: SEO Ngon

Messaging Apps – Ứng dụng nhắn tin tiếp tục kích ngòi doanh thu cho doanh nghiệp

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, số lượng người dùng các ứng dụng nhắn tin trên smartphone dự kiến sẽ đạt 3,12 tỉ người trên toàn thế giới vào năm 2023 – tăng 24% so với 2,52 tỉ vào năm 2019 (eMarketer, 2019). Hiện tại, 90% tổng số người dùng điện thoại thông minh trên toàn cầu sử dụng ít nhất một ứng dụng nhắn tin, đây là một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp khai thác. Từ tư vấn, trao đổi thông tin, đặt hàng, chốt đơn, thanh toán, vận chuyển, xem tình trạng đơn hàng, nhận feedback… tất cả chỉ trong một ứng dụng nhắn tin chính là nhu cầu sắp tới của khách hàng.

Customer Service – Chăm sóc khách hàng thông qua mạng xã hội

Gần 3/10 người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với các chủ cửa hàng.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, gần 3/10 người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với các chủ cửa hàng (Drift, 2019). Sự tiện lợi, giải đáp thắc mắc trong vòng 24 giờ và dễ dàng là 3 lợi ích mà khách hàng mong đợi đối với bộ phận chăm sóc khách hàng qua mạng xã hội. Mạng xã hội đã trở thành một kênh liên lạc quan trọng đối với người tiêu dùng và thậm chí có tác động đến việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng được một quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn xác như mong ước.

Hy vọng 10 xu hướng mạng xã hội năm 2021 trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn dù bạn đang muốn tìm hiểu để thay đổi chiến lược Marketing hay chỉ đơn giản là có nhu cầu bắt kịp xu hướng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mạng xã hội sẽ luôn thay đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng, vì thế doanh nghiệp cần đầu tư việc bán hàng đa kênh trên cả Facebook, Instagram, Messenger, Zalo… để không bỏ qua bất kỳ xu hướng nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *